Cuối tháng 10, những tán cây trên toàn nước Nhật đã bắt đầu lấm tấm sắc cam đỏ, báo hiệu một mùa momiji rực rỡ nữa sắp về. Ít ai biết được rằng, lá đỏ mùa thu còn được người Nhật biến tấu thành rất nhiều món ăn ngon lạ.
Momiji Manju
Nhắc đến momiji, món đầu tiên được “điểm mặt gọi tên” chính là Momiji Manju. Chiếc bánh nướng nhân đậu đỏ hình chiếc lá momiji này đã trở thành một trong những món ăn đặc sản và quà lưu niệm được ưa chuộng từ xứ sở anh đào. Momiji Manju là một món bánh có lịch sử lâu đời, xuất hiện từ năm 1907, trải qua hơn 100 năm đã cho ra đời nhiều biến thể đa dạng cả về hình thức lẫn nguyên liệu.Ngày nay, có thể nói Momiji Manju nhân đậu đỏ hoặc mứt dâu là phổ biến nhất. Vỏ bánh làm từ trứng, sữa, mật ong, quyện lại tạo độ dẻo mềm, kết hợp cùng vị ngọt của đậu đỏ hoặc mứt dâu tạo thành một loại hương vị quyến rũ mà không ngấy. Ngoài ra, Momiji Manju nhân socola, kem vani, và cả trà xanh cũng rất được mọi người ưa chuộng. Bánh thường được dùng kèm với một tách trà xanh đăng đắng. Momiji Manju được bán ở rất nhiều cửa hàng bánh kẹo tại Nhật.
Ngoài loại Momiji Manju mềm dẻo thường thấy, nếu có cơ hội đến Miyajima, bạn đừng quên thưởng thức “Age-Momiju Manju”, tức Momiji Manju được chiên giòn. Vị ngọt của nhân bánh kết hợp cùng vị béo của bột chiên đảm bảo sẽ tạo nên một hương vị đặc biệt quyến rũ.
Momiji Tempura
Món ăn này xuất xứ từ tiệm Hisakuni Kousendou tận khoảng 1300 năm trước. Momiji Tempura phổ biến nhất ở Minoh, Osaka, một trong những “thánh địa” ngắm lá đỏ của Nhật Bản. Những chiếc lá vừa ngả vàng được lấy xuống, nhúng lâu trong hỗn hợp bột, đường và hạt mè rồi chiên lên thơm phức. Momiji Tempura thường không quá ngọt, lại giòn thơm dễ ăn nên rất được ưa chuộng.
Momijicha (もみじ茶) - Trà Momiji
Món trà Momiji được phát minh đầu tiên ở Tajimi, Nhật Bản. Loại trà này có vị ngọt nhẹ tự nhiên, hàm lượng cafeine thấp, hàm lượng beta - carotenoine (tiền chất của vitamin A) cao nên có lợi cho sức khỏe. Trà có thể dùng chung với siro, mật ong hoặc chanh đều được. Nhược điểm là loại trà này không quá phổ biến nên bạn có lẽ sẽ phải tốn chút công sức nếu muốn nếm thử nó.
Momiji Syrup - Siro Momiji
Momiji Oroshi
Món cuối cùng trong danh sách này không sử dụng nguyên liệu từ momiji, nhưng lại đặc biệt gợi nhắc đến loại thực vật này. Ớt và củ cải trắng được nghiền nhuyễn, trộn đều với nhau tạo thành một thứ sốt đặt biệt chuyên dùng để ăn lẩu, đậu phụ, sashimi, sushi, và thịt nướng. Do màu đỏ cam gợi liên tưởng đến màu lá đỏ, món sốt này được đặt cho một cái tên mỹ miều là Momiji Oroshi.