Kilala.vn đã có diện mạo mới    Trải nghiệm ngay

Tôi học được gì từ triết lý kinh doanh của người Nhật?

Kinh doanh Nhật Bản    • Jul 22, 2020

Bài và ảnh: Hoài Trần – Phó Giám Đốc Công ty TNHH Công Nghệ Năng Lượng Potech

Thật may mắn từ khi bắt đầu đi làm, mình có dịp tiếp xúc với những doanh nghiệp lớn của Nhật như Ulvac (làm dây chuyền sản xuất pin mặt trời màng mỏng) hay các công ty sản xuất thiết bị bán dẫn của Nhật khác. Nhân duyên đó cũng giúp mình tham khảo nhiều sách về doanh nghiệp Nhật Bản từ Panasonic của Matsushita Konosuke (Mỗi ngày một bài học) đến Sony của Akio Morita (Made in Japan) hay Honda Soichiro (Biến giấc mơ thành sức mạnh đi tới).

Những triết lý về kinh doanh mình đọc được từ những trang sách này đã được mình đích thân kiểm chứng qua một chuyến công tác đến thăm nhà máy của Tập đoàn sản xuất chip Led lớn nhất thế giới – Nichia. Và đây là những điều mình đã đúc kết được qua chuyến đi vừa rồi.

học triết lý kinh doanh của người Nhật
Chụp lưu niệm với Chủ tịch Tập đoàn Nichia - Nhật Bản.

1. "Omotenashi" - nền tảng của những triết lý kinh doanh

Ở Nhật Bản, mỗi một công ty đều sẽ có những triết lý kinh doanh riêng. Tuy nhiên, mình nhận thấy rằng, dù là triết lý gì đi chăng nữa, thì gần như đều sẽ quy về một mối, đó là "lòng hiếu khách - Omotenashi". Điều này là cực kì rõ ràng, chẳng hạn như với tập đoàn Nichia thì là: “Customer first”, tức: "Khách hàng là ưu tiên hàng đầu". Câu triết lý này được in to và rõ ngay trong Nichia Museum. Khi mình ở Nhật, mình cảm nhận được những nhân viên của Nichia nói riêng và người Nhật nói chung đều có một phong thái phục vụ khách hàng rất nồng nhiệt và chu đáo. Nếu có vấn đề gì phát sinh, việc đầu tiên họ sẽ làm đó là nhận lỗi và sau đó tìm hướng xử lý. Tất cả đều chỉ vì một lí do lớn nhất, đó là để khách hàng được thoải mái hết sức có thể.

triết lý kinh doanh nichia
Triết lý kinh doanh của Tập đoàn Nichia, Nhật Bản.
/banner

2. Chất lượng và lòng tin với sản phẩm có gắn nhãn “Made in Japan”

Khi tham quan nhà máy sản xuất con chip của tập đoàn Nichia ở tỉnh Tokushima, mình đã từng hỏi Giám đốc kỹ thuật của tập đoàn rằng: “Vì sao không có logo Nichia in lên trên mỗi chip Led?”. Đây là thắc mắc lớn nhất vì thực tế các hãng sản xuất chip như Philips, Osram, CREE,... đều sẽ để logo lên chip của họ. Họ trả lời là: “Về mặt kỹ thuật thì Nichia làm được. Nhưng triết lý của Nichia là những gì “Made in Japan” thì đều tốt hết”. Chính vì vậy, việc in logo Nichia lên chip to là không cần thiết. 

con chup nichia
Những con chip "không tên" của tập đoàn Nichia.

3. Tôn vinh những thành tựu dù nhỏ bé

Tại Osaka, mình tìm được một chỗ khá hay. Đó là Entrepreneurial Museum, một bảo tàng nhỏ (Osaka hay Nhật Bản có rất nhiều bảo tàng nho nhỏ, một vài nơi chỉ nằm gói gọn trong một tầng của tòa nhà) vinh danh 105 doanh nhân kiến tạo Osaka từ sau 1950. Trước khi tham quan, hướng dẫn viên của bảo tàng cho mình xem 15 phút phim về lịch sử các vật phẩm trưng bày, sau đó thì đi xem chi tiết từng doanh nhân và sản phẩm. Mình nhận thấy:

  • Tất cả doanh nhân đều là đàn ông
  • Có những sản phẩm rất bé như phích nước hay nhang diệt muỗi cũng được tôn vinh
  • Người Nhật đi bảo tàng khá nhiều, ít nhất là mình đi bảo tàng này và bảo tàng Panasonic thì toàn gặp các đoàn Nhật.

Mình rút ra 1 điều: trong những giai đoạn khó khăn thì việc phát minh ra những cái tưởng chừng như nhỏ bé lại có rất nhiều ý nghĩa. Ý nghĩa ở chỗ nó phát huy sự sáng tạo của con người để vượt qua khó khăn thời điểm đó và trên nền tảng đó sẽ có những phát minh lớn hơn nữa về sau này.

bảo tàng doanh nhân osaka
Bảo tàng doanh nhân tại Osaka.

Bác doanh nhân làm ra cái nhang muỗi đó hiện nhang này vẫn còn bán rộng rãi ở Nhật với logo là đầu con gà. Bác ấy lí giải đại ý là Trung Quốc có câu “đầu xuôi, đuôi lọt” nên lấy biếu tượng đầu gà cho nó xuôi chèo để công ty mình tồn tại. Và tất nhiên, họ đã tồn tại cho đến hôm nay. Hình như người Nhật cũng khá... mê tín phải không?

4. Mua nguyên liệu + chất xám + công nghệ Nhật = Japanese business model

Bạn chắc chắn không biết công thức này. Mình cũng chỉ biết khi mình trao đổi với một Giáo sư giảng dạy chương trình MBA tại Tokyo và khi mình đi thực tế tại Nhật thì mình kiểm chứng được điều đó. Nước Nhật tóm lại không có chút tài nguyên nào, điều này thì cả thế giới đều biết. Câu hỏi dành cho người Nhật là “làm sao để mình tồn tại được?”. Vì vậy họ đã nghĩ ra được một môt hình kinh doanh khá bền vững như sau.

mô hình kinh doanh người nhật
Mô hình kinh doanh quan trọng của nước Nhật.

Điều này có nghĩa là: người Nhật đi mua các nguyên vật liệu khắp nơi về và họ có công nghệ để tạo ra sản phẩm cuối cùng (finished product) và bán ra khắp thế giới. Cụ thể mua cát từ Việt Nam để về Nhật sản xuất ra thanh ingot, rồi cắt & đánh bóng (polishing) thành wafer và bán cho các công ty sản xuất trong ngành bán dẫn (semiconductor) trên khắp thế giới. 

Nước Nhật cuối cùng vẫn còn quá nhiều điều để học hỏi nước Nhật từ sự văn minh, con người, cách làm việc, triết lý kinh doanh,... Nhưng đọng lại trong mình vẫn là sự ấn tượng về một đất nước nỗ lực để có thể tồn tại. Từ một đất nước bại trận và chịu nhiều tổn thất nặng nề trong chiến tranh, Nhật Bản đã nỗ lực vươn lên để trở thành một trong những cường quốc đáng gờm như hiện nay. Đó chỉ có thể là thành quả từ sự đồng lòng của cả một dân tộc phải không các bạn.

kilala.vn

padding
padding
padding
padding
padding
padding
KILALA vol.45

Chỉ từ 220.000 VND, bạn sẽ nhận được 4 số Kilala giao tận nhà và một trong những phần quà hấp dẫn.

KILALA vol.44

KILALA vol.44

KILALA vol.43

KILALA vol.43

KILALA vol.42

KILALA vol.42

KILALA vol.41

KILALA vol.41

KILALA vol.40

KILALA vol.40

KILALA vol.39

KILALA vol.39

KILALA vol.38

KILALA vol.38

KILALA vol.37

KILALA vol.37

KILALA vol.36

KILALA vol.36

KILALA vol.35

KILALA vol.35

Đăng ký bản tin

Đăng ký bản tin của KILALA để cập nhật những thông tin Nhật Bản mới nhất

go Top