Kilala.vn đã có diện mạo mới    Trải nghiệm ngay

Người Nhật học cách sinh tồn khi có cháy từ nhỏ

Gia đình Nhật Bản    • Mar 23, 2018

Bên cạnh việc được hướng dẫn đối phó với động đất, người Nhật ngay từ khi còn nhỏ đã phải học cách làm quen với hiệu lệnh báo hỏa hoạn, cách hành động, di chuyển khi xảy ra sự cố.


Nội dung giáo dục này được lặp đi lặp lại và diễn tập từ khi người Nhật còn là trẻ em tới khi trở thành người trưởng thành đi làm trong các cơ quan công sở theo mỗi năm. Đặc biệt, tại các cấp học phổ thông, nội dung phòng chống hiểm họa được thực hành nhiều lần trong năm, với nhiều trường hợp cụ thể.

Một số hình ảnh trẻ em học cách đối phó khi gặp hoả hoạn tại thành phố Kyoto và Osaka

học cách đối phó khi hoả hoạn

người Nhật học cách sinh tồn khi có cháy từ nhỏ
Trong trường hợp xuất hiện khói, sử dụng khăn thấm ướp che đường hô hấp và cúi thấp để tận dùng nguồn oxy sạch còn lại đồng thời di chuyển khẩn cấp khỏi nơi nguy hiểm. (Ảnh: www.city.osaka.lg.jp)
trẻ được hướng dẫn mặc trang phục phòng cháy
Trẻ em được hướng dẫn mặc trang phục phòng cháy chữa cháy. (Ảnh: www.city.kyoto.lg.jp)
học cách sử dụng bình cứu hoả
Học cách sử dụng bình cứu hoả. (Ảnh: www.city.kyoto.lg.jp)
linh vật hướng dẫn dùng bình cứu hoả
Linh vật đáng yêu hướng dẫn dùng bình cứu hoả để trẻ dễ nhớ hơn. (Ảnh: www.city.kyoto.lg.jp)
trẻ em học cách cứu người bị thương
Trẻ em Trung học được hướng dẫn cách cứu người bị thương. (Ảnh: www.city.osaka.lg.jp)
học cách sơ cấp cứu người bị ngạt thở
Học cách sơ cấp cứu người bị ngạt thở. 50-80% trường hợp tử vong trong đám cháy là do ngạt thở vì khói. (Ảnh: www.city.osaka.lg.jp)

Nguyên tắc sinh tồn khi có cháy

1. Thuộc lối thoát hiểm của nơi mình hay lui tới
2. Khi đến một tòa nhà mới, cần tìm kiếm và hình dung về lối thoát hiểm của tòa nhà này.
3. Khi nghe thấy chuông báo cháy, không bao giờ được cho đó là tập dượt.
4. Gọi cho 114. Đừng cho rằng đã có ai đó gọi rồi.
5. Không dừng lại để tìm tư trang hoặc lấy đồ đạc cá nhân (vì thời gian được tính từng giây)

Khi có cháy

1. Xử lý tại chỗ

- Kéo chuông báo động, hô to có cháy
- Bình tĩnh sử dụng phương tiện sẵn có để dập cháy
- Sơ tán khỏi nơi cháy
- Nếu có thể, hãy tắt các thiết bị điện để bảo vệ lực lượng cứu hóa và những người khác
- Để đèn sáng
- Khói độc đậm đặc và áp suất trong nhà kín sẽ tăng rất nhanh, do đo phải mở ngay lập tức tất cả các cửa ở hướng không có cháy để giảm áp. (không được mở cửa ở hướng có cháy và khói xông vào phòng)
- Thực hiện biện pháp tránh ngạt do khói rất đơn giản: Dựng một tấm nệm một góc khoảng 45 độ và bạn chui vào trong, khói có thể trượt qua tấm nệm và bốc lên ra ngoài trời. 

nguyên tắc sinh tồn khi có cháy
(Ảnh: Minh Trần)

2. Tìm lối thoát

- Tìm các lối ra có đèn EXIT hoặc lối thoát khác
- Hết sức bình tĩnh, tránh chen lấn xô đẩy
- Dùng khăn mặt ẩm hay giấy ướt, quần áo cotton nhúng ướt bịt vào mũi, miệng, trùm lên đầu
- Nên đi cúi thấp người để tránh khói, giúp tầm nhìn của mắt rõ hơn và có nhiều oxy hơn. 
- Khi phải mở cửa, cần kiểm tra nhiệt độ trước khi mở. Nếu tay nắm cửa quá nóng thì không nên mở cửa, vì khi đó lữa đã táp đến gần. Khi mở nên tránh người và mặt sang một bên phòng lửa táp. Nên cúi sát người xuống sàn khi mở.
- Nếu không dập được lửa, hãy đóng cửa lại. Nếu khói lùa, dùng vải, giẻ ướt nhét vào khe cửa; hoặc dùng băng dính dán chặt.
- Không dùng thang máy (Thang máy có thể bị nhiệt làm nóng chảy đứt cáp và bị rơi)
- Tuyệt đối không nhảy xuống vì nhảy từ tầng cao rất nguy hiểm tới tính mạng
- Khi áo quần bị cháy: Nằm xuống, cuộn tròn, lăn người

kilala.vn (tổng hợp)

padding
padding
Tags
gia đình
padding
padding
padding
padding
KILALA vol.45

Chỉ từ 220.000 VND, bạn sẽ nhận được 4 số Kilala giao tận nhà và một trong những phần quà hấp dẫn.

KILALA vol.44

KILALA vol.44

KILALA vol.43

KILALA vol.43

KILALA vol.42

KILALA vol.42

KILALA vol.41

KILALA vol.41

KILALA vol.40

KILALA vol.40

KILALA vol.39

KILALA vol.39

KILALA vol.38

KILALA vol.38

KILALA vol.37

KILALA vol.37

KILALA vol.36

KILALA vol.36

KILALA vol.35

KILALA vol.35

Đăng ký bản tin

Đăng ký bản tin của KILALA để cập nhật những thông tin Nhật Bản mới nhất

go Top