Kilala.vn đã có diện mạo mới    Trải nghiệm ngay

Quà lưu niệm văn hóa khi du lịch Nhật Bản

Lifestyle    • Jan 9, 2018

Bài: Inako/ Ảnh: JAPANSQUARE, Flickr

Bên cạnh sự phát triển của xã hội hiện đại, giá trị văn hóa truyền thống cũng làm nên một nửa diện mạo của đất nước Nhật Bản. Những món quà lưu niệm được kết tinh từ nền văn hóa đậm đà bản sắc ấy liệu có thể khiến bạn thêm yêu mến du lịch Nhật Bản ?

Engimono – tức “Vật khởi duyên”, là những món đồ gắn liền với văn hóa truyền thống dân gian Nhật Bản, mang nhiều tầng ý nghĩa sâu xa và được cho là có thể “rước” may mắn về cho con người. Đây chắc chắn sẽ là những món quà lưu niệm tuyệt vời mà bất cứ ai đến thăm đất nước Mặt trời mọc đều không thể bỏ lỡ. 

Búp bê Samurai

búp bê Samurai
Búp bê Samurai bằng sứ Kutani (Ishikawa) 50.000 yên (Ảnh: JAPANSQUARE)

Búp bê Samurai hay mũ giáp sắt – vật hộ thân quan trọng bảo vệ sinh mạng của võ sĩ trên chiến trường, chứa đựng lời cầu chúc của cha mẹ cho con trai luôn khỏe mạnh, bình an, có tâm hồn cao thượng, tiền đồ sáng lạn và mang đến vinh quang cho gia tộc.

/banner

Thất Phúc Thần

thất phúc thần
Tượng Thất Phúc Thần bằng gốm của hãng Hakurei, 4.100 yên  (Ảnh: JAPANSQUARE)

Là bảy vị thần may mắn ra đời dựa trên quan niệm “Thất nạn thất phúc” trong Phật giáo, gồm có thần Ebisu (phò trợ nông nghiệp, ngư nghiệp và thương mại), Bishamonten (ban tặng trí tuệ và lòng can đảm), Daikokuten (ban phát lương thực và tài lộc), Benzaiten (bảo trợ nghệ thuật và tình duyên), Hotei (mang lại cuộc sống phúc đức viên mãn), Jurojin (ban tặng sức khỏe và tuổi thọ), Fukurokuju (ban tặng hạnh phúc và tuổi thọ). Theo truyền thuyết dân gian, Thất Phúc Thần thường ngồi trên một chiếc “thuyền quý" (Takarabune) và ghé thăm các ngôi làng để ban tặng những phẩm vật quý cho người tốt vào dịp đầu năm.

Búp bê Hina

búp bê Hina
Búp bê Hina bằng sứ của hãng Kutani-yaki (Ishikawa), 15.000 yên (Ảnh: JAPANSQUARE)

Dùng để trang trí vào dịp Hina Matsuri, chứa đựng niềm mong mỏi các bé gái sẽ luôn xinh đẹp, khỏe mạnh, tránh được nạn tai và có được hôn nhân viên mãn.

Maneki-neko

mèo Maneki neko
(Ảnh minh họa: PIXTA)

Nghĩa là “mèo vẫy gọi”, đã được các chủ tiệm Nhật ưa chuộng và đặt trong quán để mời gọi khách và đem tài lộc về từ tận thời Edo (1603 – 1868). Hai tay của Maneki-neko mang ý nghĩa đặc biệt: nếu chú giơ tay phải lên thì gọi tài lộc đến, còn giơ tay trái lên thì gọi khách đến. Tay chú giơ càng cao thì có thể vẫy gọi trong phạm vi càng xa. Màu sắc của mỗi chú cũng thể hiện những công dụng khác nhau: mèo trắng thì mang lại phúc lộc, mèo đỏ thì tẩy trừ dịch bệnh, còn mèo đen có thể trừ ma diệt ách,...

Búp bê Daruma

búp bê daruma
(Ảnh minh họa: PIXTA)

Là vật cầu may mà cả trẻ em đến người lớn đều yêu thích. Nhờ đặc điểm có thể bật dậy ngay khi vừa té ngã do trọng tâm được đặt ở phần đế mà Daruma trở thành biểu tượng của nghị lực “7 lần ngã, 8 lần đứng dậy”. Búp bê Daruma khi mua không có mắt, nhưng nếu bạn có một ước nguyện nào đó, hãy dùng mực đen để tô mắt trái cho Daruma. Khi nào điều ước đạt thành, bạn có thể vẽ nốt mắt còn lại. Dân gian còn cho rằng màu đỏ của Daruma có tác dụng xua đuổi ma quỷ, tai ương và dịch bệnh.

Thùng rượu Sake dùng cho dịp Kagami Biraki

thùng rượu sake
Thùng rượu Sake KOMODARU LINK (Hyogo), 7.000 yên/set (Ảnh: JAPANSQUARE)

Ở Nhật có phong tục dùng búa đập nắp thùng rượu Sake vào những dịp lễ, tiệc... bắt nguồn từ việc các võ tướng cho đập vỡ những thùng rượu Sake để khích lệ tinh thần binh sĩ trước khi xung trận. Sake cũng được coi là thứ nước linh thiêng và dùng để cúng thần trong các sự kiện Thần đạo, do đó nghi thức Kagami Biraki còn có ý nghĩa cầu mong những điều tốt lành sẽ đến.

Búp bê Kokeshi

búp bê Kokeshi
Sakurai Kokeshi (Miyagi) 3.400 yên (Ảnh: JAPANSQUARE)

Là đồ chơi thủ công bằng gỗ có xuất xứ ở vùng Tohoku, được tiện từ các loại gỗ trắng như gỗ sơn thù du, sau đó được vẽ mặt mũi và trang trí hoa văn lên. Màu sắc chủ đạo dùng cho hoa văn trên thân của Kokeshi thường là màu đỏ tươi, vì sắc đỏ vốn được coi là thứ “bùa” trừ tà rất linh nghiệm. Nhờ tạo hình xinh xắn và nhiều kiểu trang trí độc đáo, Kokeshi trở thành món đồ lưu niệm được nhiều người sưu tầm.

Chuông 12 con giáp bằng gốm

chuông 12 con giáp bằng gốm
Katsumi (Kyoto) 450 yên/cái (Ảnh: JAPANSQUARE)

Dân gian cho rằng âm thanh của chuông gốm có thể xua đuổi tà ma. Đặc biệt, chuông gốm 12 con giáp thường được trang trí vào dịp năm mới, vì chúng mang nhiều ý nghĩa tốt lành, chẳng hạn Gà – “tori”, đồng âm với “torikomu” (lấy về), sẽ giúp cho việc làm ăn được thuận lợi.

Cờ cá chép

cờ cá chép Koi-nobori
Cờ cá chép được làm bằng chất liệu đàn hồi, mẫu thiết kế gợi liên tưởng đến lá cờ xuất hiện trong tranh phù thế của danh họa Hiroshige Utagawa (Ảnh: Matthew Bednarik/ Flickr)

Là loại cờ được làm từ giấy hoặc vải, bề mặt được vẽ mắt và vảy nhằm mô phỏng cá chép – loài cá may mắn gắn liền với truyền thuyết cá chép vượt vũ môn và hóa rồng của Trung Quốc. Cờ cá chép thường được treo trên nóc hoặc trong sân nhà vào ngày 5/5 – ngày lễ dành cho các bé trai (Kodomo no Hi) ở Nhật để cầu chúc các bé mau lớn và khỏe mạnh. Màu cờ thường thấy là 5 màu trong Ngũ hành, vì dân gian cho rằng đó là những màu có thể bảo vệ cả gia đình khỏi tai ách. Ngoài ra, đôi bánh xe có gắn những mũi tên được cắm trên đỉnh cột cờ sẽ là những “biển báo” dẫn đường cho thần linh giáng lâm để che chở con mình.

Inako/ kilala.vn

padding
padding
padding
padding
padding
padding
KILALA vol.45

Chỉ từ 220.000 VND, bạn sẽ nhận được 4 số Kilala giao tận nhà và một trong những phần quà hấp dẫn.

KILALA vol.44

KILALA vol.44

KILALA vol.43

KILALA vol.43

KILALA vol.42

KILALA vol.42

KILALA vol.41

KILALA vol.41

KILALA vol.40

KILALA vol.40

KILALA vol.39

KILALA vol.39

KILALA vol.38

KILALA vol.38

KILALA vol.37

KILALA vol.37

KILALA vol.36

KILALA vol.36

KILALA vol.35

KILALA vol.35

Đăng ký bản tin

Đăng ký bản tin của KILALA để cập nhật những thông tin Nhật Bản mới nhất

go Top