Kilala.vn đã có diện mạo mới    Trải nghiệm ngay

Vì sao Thủ tướng Nhật chọn thăm Việt Nam đầu tiên?

Sự kiện Nhật Bản    • Oct 20, 2020

Nguồn: Vietnamnet

Cuối tháng 9, khi thông tin tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga chọn Việt Nam và Indonesia là hai điểm đến đầu tiên cho chuyến công du kể từ khi nhậm chức, rất nhiều người đã đặt câu hỏi rằng vì sao lại là hai quốc gia này? 

Đây không phải là lần đầu tiên Thủ tướng Nhật Bản chọn Việt Nam là điểm đến đầu trong chuyến công du. Trước đây, vào tháng 12/2012, sau khi nhậm chức, Thủ tướng tiền nhiệm Shinzo Abe cũng đã từng chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên. Nhưng vì sao lại là Việt Nam mà không phải là Mỹ, Trung Quốc, hay bất cứ quốc gia châu Âu nào khác?

Vì sao không phải là Mỹ - Trung - Hàn?

Trả lời vấn đề này, ông Kuni Miyake - chủ tịch Viện Chính sách Đối ngoại và giám đốc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Toàn cầu Canon, đồng thời là cố vấn đặc biệt cho Nội các của Thủ tướng Yoshihide Suga - đưa ra một số lý do dựa trên quan điểm cá nhân.

Kể từ năm 1945, đến thăm Washington - thủ đô nước Mỹ - đã là một trong những ưu tiên hàng đầu của mỗi tân Thủ tướng Nhật Bản. Tuy nhiên, đến năm 2020 điều này có thể không xảy ra. Hiện tại, Mỹ đang diễn ra cuộc tranh cử Tổng thống quyết liệt. Thêm vào đó, tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Mỹ vẫn chưa được kiểm soát ổn định. Chính vì vậy, Mỹ không phải là lựa chọn tốt nhất cho chuyến thăm ở thời điểm này.

vì sao Thủ tướng Nhật chọn thăm Việt Nam đầu tiên
Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga và Tổng thống Donald Trump đã có cuộc điện đàm vào ngày 20/9. 
(Ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Nguồn: New Indian Express)

Thời gian gần đây, Chính quyền Tokyo cũng đã đưa ra quan điểm chính thức rằng Nhật Bản sẽ luôn tìm cách thúc đẩy ủng hộ với tầm nhìn về một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, bao gồm pháp quyền, tự do hàng hải - hàng không và giải quyết hòa bình các tranh chấp, bằng cách xây dựng mối quan hệ ổn định với các nước láng giềng. Những nước láng giềng trong đó cũng ngầm có nghĩa là Trung Quốc và Nam - Bắc Hàn.

Tuy nhiên, cả Trung Quốc và Hàn Quốc đều không phải là ưu tiên. Với hoàn cảnh hiện tại của mối quan hệ song phương Nhật - Trung, việc ưu tiên đến thăm có thể "không chính xác về mặt chính trị". Ngay cả chuyến thăm cấp nhà nước đã được lên kế hoạch một lần của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gần như đã bị hoãn lại trong thời gian này.
Đến thăm Hàn Quốc ở thời điểm hiện tại cũng sẽ là sự “tự sát chính trị” (*). Vào ngày 13/10, truyền thông điện tử đã đưa tin “một hội nghị thượng đỉnh 3 bên giữa Nhật - Hàn - Trung rất có thể sẽ không được tổ chức trong năm nay vì Chính quyền Nhật Bản đã đưa ra thông báo rằng Thủ tướng Suga sẽ không tham dự mà không có sự nhượng bộ từ Hàn Quốc vì vấn đề bồi thường lao động thời chiến.”

/banner

Vì sao lại là Việt Nam?

thủ tướng nguyễn xuân phúc và thủ tướng suga
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (phải) và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga (trái) cho cá ăn trong khuôn viên Phủ Chủ tịch. (Ảnh: AP)

Các quốc gia khu vực Đông Nam Á được xem là một sự lựa chọn đương nhiên của Thủ tướng Suga ở thời điểm hiện tại. Giới báo chí thường cho rằng chuyến thăm các quốc gia thành viên ASEAN diễn ra khi Nhật Bản tìm cách “tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa đồng minh an ninh chính là Mỹ và đối tác thương mại lớn nhất là Trung Quốc”. Tuy nhiên lập luận này lại không giải thích được vì sao Thủ tướng Suga chỉ tới Việt Nam và Indonesia chứ không phải các quốc gia ASEAN khác. Một số ý kiến cho rằng nguyên do là vì “Việt Nam là chủ tịch ASEAN năm 2020, và Indonesia là thành viên của Nhóm 20 nền kinh tế lớn”. Nhưng đó không phải là lý do duy nhất!

Những điểm đến “không phức tạp”

Theo ý kiến của Giáo sư Quan hệ quốc tế tại Đại học Meiji ở Tokyo, cho rằng thông qua chuyến đi này, ông Suga sẽ bước ra khỏi cái bóng của Thủ tướng tiền nhiệm Shinzo Abe. Theo quan điểm của vị giáo sư này, Thủ tướng Suga vẫn còn thiếu màu sắc trong các chính sách của ông nên đây sẽ là cơ hội để cho Nhật Bản và các quốc gia khác thấy ông ấy như thế nào. Có thể thấy rằng tân Thủ tướng đang theo đuổi một con đường khác và muốn có những đóng góp lớn cho khu vực Đông Nam Á.

Chuyến thăm Việt Nam và Indonesia của Thủ tướng Suga cho thấy Nhật Bản sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở dựa trên trục quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ. Mặt khác, Chuyến đi này cũng nhằm nhấn mạnh với bên ngoài rằng chính quyền của ông Suga sẽ tiếp nối chính sách đối ngoại dưới thời Thủ tướng tiền nhiệm Abe Shinzo.

Quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng

thủ tướng hai nước
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga (phải) vẫy tay chào trong lễ đón tại Phủ Chủ tịch. (Ảnh: AP)

Trong năm 2020, Nhật Bản tiếp tục là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là quốc gia cung cấp viện trợ ODA lớn nhất, nhà đầu tư thứ hai và cũng là đối tác thương mại thứ tư của Việt Nam. Trong nhiều năm qua, Việt Nam là quốc gia hàng đầu cho đầu tư của Nhật Bản. Đồng thời, Việt Nam cũng nằm trong số các thị trường ở Đông Nam Á mà Nhật Bản muốn nhiều công ty của họ đầu tư cũng chính là một phần trong nỗ lực của Chính phủ Nhật Bản nhằm đa dạng hóa chuỗi sản xuất.

Từ 2014 - 2018, Nhật là nhà tài trợ lớn nhất của Việt Nam trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, quản lý nguồn nhân lực và thực hành quản trị và môi trường. Tháng 7/2020, Nhật cũng công bố thỏa thuận đóng 6 tàu tuần tra mới cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam trị giá 348 triệu USD với mục tiêu đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải.

tàu metro
Đoàn tàu từ cảng Kasado (Nhật Bản) đến Việt Nam. (Ảnh: VNA)

Vai trò của Việt Nam

Trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung căng thẳng như thời điểm hiện tại, việc Thủ tướng Suga chọn Việt Nam và Indonesia là có dụng ý tạo ra sự cân bằng trong các mối quan hệ đối ngoại của Nhật Bản.

Trước đó, trong diễn văn nhậm chức, Thủ tướng Suga cho biết sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở dựa trên trục quan hệ đồng minh Nhật- Mỹ. Để thực hiện điều này, vai trò của các quốc gia ASEAN là không thể thiếu bởi đây là khu vực có vị trí nằm trên tuyến đường biển nối Trung Đông với Đông Á.
Chiến lược ngoại giao “Quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” đưa ra vào tháng 6/2019 cũng khẳng định ASEAN có vai trò trung tâm và chiến lược tại khu vực này. Quốc gia dẫn dắt đưa ra chiến lược này là Indonesia. Đồng thời, Việt Nam hiện đang nắm giữ vị trí Chủ tịch ASEAN và có những ảnh hưởng nhất định đến Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) dự kiến tổ chức vào tháng 11/2020.

thủ tướng nguyễn xuân phúc và thủ tướng suga
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (phải) và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga. (Ảnh: Nikkei Asia)

Ngoài ra, mục đích khác mà phía Nhật Bản nhắm tới có thể là về lợi ích kinh tế. Trong chuyến thăm này, Thủ tướng Suga sẽ đề cập tới việc nối lại hoạt động đi lại giữa Nhật Bản với hai nước Việt Nam và Indonesia. Hiện tại, Việt Nam là nước có khả năng kiểm soát dịch bệnh tốt. Trước đó, Nhật Bản đã có kế hoạch mở lại đường bay với một số nước, trong đó có Việt Nam, là cũng vì nguyên nhân này. Còn về Indonesia, mặc dù vẫn có số lượng người nhiễm cao, nhưng đây là nước đông dân nhất ASEAN và cũng là nước có tiềm năng kinh tế lớn nhất. Việc chọn các nước kiểm soát dịch tốt để nối liền hoạt động đi lại sẽ phần nào giúp kinh tế Nhật Bản phục hồi.

Hơn nữa, trong tiến trình đàm phán ký kết Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) mà mục tiêu là hoàn thành tiến trình trong năm 2020, vai trò của Việt Nam và Indonesia là rất lớn. Bởi hiện Việt Nam đang là nắm giữ vị trí chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh RCEP, diễn ra vào tháng 11, còn Indonesia là nước điều phối đàm phán ký kết RCEP.

kilala.vn

padding
padding
padding
padding
padding
padding
KILALA vol.45

Chỉ từ 220.000 VND, bạn sẽ nhận được 4 số Kilala giao tận nhà và một trong những phần quà hấp dẫn.

KILALA vol.44

KILALA vol.44

KILALA vol.43

KILALA vol.43

KILALA vol.42

KILALA vol.42

KILALA vol.41

KILALA vol.41

KILALA vol.40

KILALA vol.40

KILALA vol.39

KILALA vol.39

KILALA vol.38

KILALA vol.38

KILALA vol.37

KILALA vol.37

KILALA vol.36

KILALA vol.36

KILALA vol.35

KILALA vol.35

Đăng ký bản tin

Đăng ký bản tin của KILALA để cập nhật những thông tin Nhật Bản mới nhất

go Top