Kilala.vn đã có diện mạo mới    Trải nghiệm ngay

Yamayaki lễ hội đốt cỏ dưới chân núi Wakakusa

Văn hóa Nhật Bản    • Apr 16, 2018

Bài: Tú Anh/ Ảnh: PIXTA

Ở Nhật, khi tiết trời của mùa xuân dần ấm lên, chồi nụ vẫn chưa hé mở là khoảng thời gian diễn ra nhiều hoạt động đốt cỏ khô trên đồi núi, theo năm tháng đã trở thành một lễ hội đón năm mới được người Nhật gọi là Yamayaki (山焼き). 

lễ hội đón năm mới Yamayaki
(Ảnh: PIXTA)

Những giai thoại về sự ra đời của lễ hội

Nằm cách mực nước biển 342m, Wakakusa nổi tiếng với lễ hội Yamayaki được tổ chức vào ngày thứ Bảy thứ tư của tháng Một. Có rất nhiều giai thoại khác nhau về sự ra đời của lễ hội. một số ghi chép kể rằng Yamayaki bắt nguồn từ cuộc tranh chấp ranh giới không phân thắng bại giữa những người đứng đầu hai ngôi chùa Todai và chùa Kofuku.

lễ hội đốt cỏ Yamayaki

(Ảnh: PIXTA)

Sử sách ghi chép rằng sự tranh chấp xảy ra vào năm 1255 bắt nguồn từ việc núi Wakakusa bao gồm hai ngọn núi: Katsura và Katsuo đều được gọi là Tsuzura. Các tăng lữ chùa Todai cho rằng núi Katsura thuộc địa phận quản lý của mình nên đã xây dựng đền chùa trên đỉnh núi nhưng các tăng lữ chùa Kofuku lại quả quyết vùng đất của họ bị lấn chiếm. Cuộc tranh chấp ranh giới diễn ra triền miên, có lẽ mỗi khi trên núi có đốt lửa là lúc hai bên giao tranh.

lễ hội đốt cỏ Yamayaki

(Ảnh: PIXTA)

Trong một số ghi chép dân gian lại kể rằng trên ngọn núi thứ ba của Wakakusa có một ngôi mộ cổ gọi là Uguisuzuka Kofun (鶯塚古墳) xuất hiện quái ngưu thường hay quấy nhiễu dân làng. Người dân quanh vùng tin rằng tập tục đốt núi trong tháng đầu tiên của năm mới sẽ xua đuổi tà ma mang lại một đời sống an lành. Kể từ đó, hoả hoạn xảy ra liên tiếp do ngọn lửa cháy lan đến những khu vực lân cận chùa Todai và chùa Kofuku. Tháng 12 năm 1738, quan toà Nara ban hành lệnh cấm đốt núi nhưng vô hiệu. Để tránh gây hoả hoạn, quan toà Nara đã đề ra luật cho phép người dân đốt núi dưới sự giám sát của đại diện chùa Todai, chùa Kofuku và quan tòa Nara.

/banner

Ý nghĩa của ngọn lửa thiêng

Ngày nay người dân quanh vùng vẫn duy trì lễ hội Yamayaki như một nét văn hoá truyền thống cổ xưa. Đồng thời, trong điều kiện tự nhiên phân mùa rõ rệt ở Nhật Bản, ngoại trừ những vùng đất quanh năm lạnh giá, cỏ mọc lan vào những cánh rừng khi trời tiết trở nên ấm áp hơn. Người ta tổ chức lễ hội Yamayaki để ngưng quá trình mở rộng của đồng cỏ và đưa đồng cỏ về trạng thái ban đầu. Mặt khác, Yamayaki được tổ chức với hi vọng diệt trừ sâu bọ, tăng chất hữu cơ cho đất và cung cấp một số loại muối vô cơ cho sự sinh trưởng của cánh đồng cỏ non sẽ mọc lên sau đó.

lễ hội đốt cỏ Yamayaki

(Ảnh: PIXTA)

Nghi lễ Gojinkahotaisai (御神火奉戴祭) trong lễ hội Yamayaki sẽ do các nhà sư chủ trì. Một ngọn đuốc được truyền lửa thiêng từ ngôi đền Kasuga Taisha sẽ được mang xuống những ngôi đền nhỏ dưới chân núi Wakakusa trong cuộc diễu hành của các nhà sư. Sau đó, các nhà sư sẽ cử hành nghi thức Tondo chào đón năm mới và cầu nguyện cho một năm an lành. Ngọn lửa thiêng Gojinka được xem như là nguồn năng lượng tinh khiết của thần linh sẽ bảo vệ con người khỏi bệnh tật, tai ương.

lễ hội đốt cỏ Yamayaki

(Ảnh: PIXTA)

Sự hòa quyện ánh sáng ảo diệu của pháo hoa và lửa

Sau khi những ngọn cỏ dưới chân núi Wakakusa bắt lửa và bùng cháy, 200 ngọn pháo hoa sẽ được bắn lên không trung để lại một cảnh tượng ánh sáng huyền ảo, linh thiêng nhưng ấm áp của năm mới. Ngọn đồi sẽ tiếp tục bừng sáng trong vòng ba mươi phút. Loại pháo hoa “Shakudama” có đường kính hơn 30cm là điểm nổi bật chỉ có ở lễ hội Yamayaki ở Nara, mang lại một màn trình diễn pháo hoa ngoạn mục cho lễ hội ánh sáng này.

lễ hội đốt cỏ Yamayaki

(Ảnh: PIXTA)

Vì xung quanh Wakakusa quy tụ rất nhiều di tích lịch sử thế giới được UNESCO công nhận như chùa Todai, chùa Kofuku và rừng nguyên sinh Kasuga nên lễ hội Yamayaki được tổ chức rất kỹ lưỡng, khoanh vùng nghiêm ngặt và luôn có một đoàn người chuyên làm nhiệm vụ khống chế ngọn lửa không để cháy lan ra những khu vực khác. Dĩ nhiên, các chuyến du ngoạn núi Wakakusa sẽ bị tạm hoãn trong suốt mùa xuân và mùa thu để bảo vệ cánh đồng cỏ.

Bạn có thể ngắm nhìn cảnh tượng lửa cháy cùng màn bắn pháo hoa ngoạn mục này ở bất cứ thị trấn nào xung quanh núi Wakakusa nhưng địa điểm ngắm đẹp nhất là ở thành phố Nara hoặc có thể ngắm Yamayaki cận cảnh ở công viên Ukigumo gần chân núi Wakakusa. Nếu muốn có một cái nhìn toàn cảnh thì cung Heijo sẽ là địa điểm tuyệt vời nhất để có những bức ảnh đẹp về lễ hội.

Tú Anh/ kilala.vn

padding
padding
padding
padding
padding
padding
KILALA vol.45

Chỉ từ 220.000 VND, bạn sẽ nhận được 4 số Kilala giao tận nhà và một trong những phần quà hấp dẫn.

KILALA vol.44

KILALA vol.44

KILALA vol.43

KILALA vol.43

KILALA vol.42

KILALA vol.42

KILALA vol.41

KILALA vol.41

KILALA vol.40

KILALA vol.40

KILALA vol.39

KILALA vol.39

KILALA vol.38

KILALA vol.38

KILALA vol.37

KILALA vol.37

KILALA vol.36

KILALA vol.36

KILALA vol.35

KILALA vol.35

Đăng ký bản tin

Đăng ký bản tin của KILALA để cập nhật những thông tin Nhật Bản mới nhất

go Top